Tổng hợp các tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của website
1. Tốc độ load của website phải nhanh: trải nghiệm người dùng khi truy cập vào trang web của bạn sẽ tốt hơn nếu tốc độ load (tải trang) của website nhanh. Theo những số liệu thống kê gần đây cho thấy, người dùng thường không quá kiên nhẫn hơn 10 giây để chờ đợi quá trình tải nội dung hiển thị trên web. Điều này cũng không nghĩa khi website của bạn tải chậm, nó sẽ tăng tỉ lệ thoát và người dùng quay trở lại cũng ít đi.
2. Giao diện hiện đại, kết hợp màu sắc hài hòa trên web: việc luôn chú trọng xây dựng giao diện website đi theo xu hướng hiện đại sẽ cho thấy doanh nghiệp bạn rất chăm chút đến trang web của mình, tới đối tượng khách hàng online. Cùng với đó, màu sắc trên web được phối hợp hài hòa tạo sự bắt mắt cho người dùng cũng nâng cao tính chuyên nghiệp của trang web lên đáng kể.
3. Xây dựng bố cục website hợp lý: để mọi thao tác của người dùng khi truy cập vào web được thuận tiện, đơn giản thì việc sắp xếp bố cục trên web cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này đòi hỏi khá nhiều về kinh nghiệm từ cá nhân, đội ngũ kỹ thuật.
4. Nội dung hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu người dùng truy cập web: bạn cần chú trọng tới khâu chăm sóc nội dung trên web, qua đó sẽ nâng cao tính tương tác của người dùng khi truy cập. Việc truy cập vào một website mà có những nội dung hay, đúng với nhu cầu cần tìm, điều đó sẽ giúp người dùng lưu lại để đọc, qua đó tăng tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng.
5. Tích hợp tính năng hỗ trợ thao tác người dùng: khi truy cập vào website, người dùng có xu hướng liên hệ qua điên thoại hoặc hộp thư email không còn mất thời gian thao tác bấm số hay sử dụng công cụ gửi mail truyền thống, thay vào đó người dùng có thể liên hệ ngay với doanh nghiệp chỉ bằng thao tác 1 chạm thông qua nút gọi trên Mobile hoặc Form liên hệ. Những tính năng tuy đơn giản nhưng lại giúp người dùng đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp khi truy cập vào trang web của doanh nghiệp bạn.
Đáp ứng các yêu cầu về chuẩn chất lượng tối ưu hóa
Tính chuyên nghiệp của website ngoài những yếu tố bên ngoài mà ai cũng có thể nhìn thấy được (giao diện, nội dung, hình ảnh…), mà chất lượng tối ưu hóa cũng cần được đáp ứng.
Tầm soát lỗi mã nguồn
Lỗi mã nguồn ở đây không chỉ liên quan tới các lỗi ảnh hưởng tới tính ổn định của website khi hoạt động, mà bao gồm trong đó các lỗi mà bạn cần tới sự hỗ trợ của phần mềm chuyên nghiệp để nhìn thấy. Bên cạnh việc ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng, khi website không được tầm soát tốt về lỗi sẽ khiến chất lượng trải nghiệm trang đích bị Google đánh giá thấp, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai Marketing về sau.
Hiện nay, trong cộng đồng làm Marketing chuyên nghiệp, phần mềm Site Audit được dùng chủ yếu để kiểm tra lỗi mã nguồn của trang web. Chỉ số lỗi được tầm soát tốt nhất là dưới 10.
Điểm tối ưu hóa chất lượng website
Để đánh giá về chỉ số tối ưu hóa chất lượng website, Google đã phát triển riêng công cụ Google Pagespeed Insight và đưa ra thang điểm đánh giá từ 0 đến 100. Theo khuyến cáo của Google, một trang web nên đạt được mức điểm tối ưu hóa tối thiểu là từ 80/100.
Bảo mật tốt
Website không được bảo mật tốt rất dễ bị đối thủ tấn công bằng những phương thức khác nhau, khiến mã nguồn bị dính mã độc hoặc hoạt động không ổn định. Khi tình trạng này xảy ra, nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến đánh giá của người dùng với doanh nghiệp của bạn. Để phòng ngừa và hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần tìm kiếm một đơn vị cho thuê sever (hosting) thật sự tốt. Và tất nhiên, phí dịch vụ ở những nơi như vậy cũng cao hơn so với nhiều nơi khác.
Trên đó là những tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá mức độ chuyên nghiệp của một website. Tùy vào từng yêu cầu của doanh nghiệp khi xây dựng trang web là gì mà có thể đưa ra nhiều tiêu chí cao hơn.
Cũng từ những tiêu chí đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn đối tác phù hợp với doanh nghiệp mình, giúp xây dựng được một trang web tốt, chuyên nghiệp và khai thác hiệu quả góp phần tăng trưởng doanh số bán hàng.
(024) 377 11 666
0912 223 939